12 cách để sớm có con khi bị vô sinh

1. Canh thời điểm rụng trứng để quan hệ

Trong một số trường hợp, quan hệ không đúng thời điểm có thể là nguyên nhân khiến bạn vẫn chưa có thai. Bạn có thể sử dụng que thử rụng trứng để dự đoán thời gian tốt nhất để quan hệ tình dục.

Loại que thử này có thể biểu thị sự gia tăng nồng độ hormone trước khi buồng trứng bắt đầu phóng noãn. Bạn có thể cần phải thử lại trong vài ngày để có kết quả chính xác.

2. Uống thuốc để rụng trứng đều đặn

Nếu bạn không rụng trứng đều đặn thì bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc để điều trị. Bác sĩ cần khám và kiểm tra kỹ lưỡng để có thể kê thuốc cho bạn. Rất nhiều người đã sớm có thai khi được kê thuốc phù hợp.

3. Liệu pháp tiêm hormone

Nếu bạn không có thai sau khi dùng thuốc khoảng 3-6 tháng, bác sĩ có thể tiêm hormone sinh sản cho bạn để kích thích rụng trứng. Có rất nhiều loại thuốc như thế này và chúng rất có hiệu quả. Khoảng một nửa số phụ nữ có sức khỏe sinh sản tốt đều mang thai khi được tiêm các hormone này.

Tuy nhiên, cũng giống như các thuốc kích thích rụng trứng khác, phụ nữ được tiêm hormone sinh sản có thể mang thai đôi hoặc nhiều hơn.

4. Phẫu thuật điều trị tắc ống dẫn trứng

Đối với một số phụ nữ, các vết sẹo có thể ngăn ngừa trứng đi xuống ống dẫn trứng. Điều này có thể xảy ra nếu bạn bị lạc nội mạc tử cung hoặc nếu bạn đã từng bị nhiễm trùng vùng chậu hoặc từng trải qua phẫu thuật vùng chậu. Các bác sĩ có thể phẫu thuật lấy mô sẹo ra để làm tăng tỷ lệ mang thai cho bạn.

5. Thụ tinh nhân tạo

IUI tạo là một thủ thuật phổ biến đối với nhiều trường hợp hiếm muộn. Các bác sĩ đặt tinh trùng của người đàn ông vào trong tử cung của người phụ nữ (trong thời điểm rụng trứng) mà không phải vào quả trứng.

Bạn cũng có thể cần phải dùng thuốc để kích thích cơ thể rụng trứng. IUI ít tốn kém và đơn giản hơn so với thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), nhưng tỷ lệ có thai thì thấp hơn nhiều.

6. Dùng tinh trùng hiến tặng

Phụ nữ có khả năng mang thai và nguyên nhân vô sinh do người chồng, gia đình có thể chọn thụ tinh trong ống nghiệm và sử dụng tinh trùng của người hiến tặng. Bạn có thể phải cố gắng rất nhiều nhưng tỷ lệ có thai là trên 80%. Bạn và chồng mình có thể cần đi tư vấn trước để đảm bảo rằng cả hai bạn đều đã sẵn sàng để nuôi một đứa trẻ không cùng huyết thống với người cha.

7. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

Lựa chọn này sẽ mang đến hy vọng cho bạn nếu các phương pháp điều trị vô sinh khác không hiệu quả. Phương pháp này sẽ trực tiếp kết hợp quả trứng và tinh trùng với nhau trong phòng thí nghiệm. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt phôi đã phát triển vào trong tử cung. Cách này có thể gây khó chịu và tốn kém. Tuy nhiên, đây lại là phương pháp mang lại hiệu quả rất cao.

Để tăng tỷ lệ thành công, thông thường người ta sẽ chuyển từ 2 đến 4 phôi cùng một lúc. Nhưng điều này có nghĩa là người phụ nữ có thể mang thai sinh đôi, sinh ba, hoặc thậm chí sinh tư.

Đa thai có thể tăng nguy cơ sảy thai, thiếu máu, huyết áp cao và các biến chứng khác khi mang thai. Đồng thời cũng khiến khả năng sinh non trở nên cao hơn. Vì thế bạn và chồng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn phương pháp này nhé.

8. Thụ tinh trong ống nghiệm dùng trứng được hiến

Những phụ nữ trên 40 tuổi có chất lượng trứng kém, hoặc chưa thành công với chu kỳ trước đó có thể xem xét dùng trứng hiến tặng. Quá trình này sẽ kết hợp tinh trùng của người đàn ông với trứng được hiến tặng. Nếu quá trình này thành công, người phụ nữ sẽ mang thai và đứa trẻ là con ruột của chồng mình nhưng không cùng dòng máu với mình.

9. Thụ tinh trong ống nghiệm dùng phôi nang

Đối với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm bình thường, bác sĩ sẽ đưa phôi vào trong tử cung khi tế bào phôi đã nhân lên 2-8 lần. Nhưng ở cách thụ tinh ống nghiệm dùng phôi nang, phôi sẽ được phát triển trong vòng 5 ngày trước, bác sĩ gọi phôi này là phôi nang. Sau đó các bác sĩ sẽ chọn một hoặc hai phôi nang khỏe mạnh để đưa vào tử cung của người phụ nữ. Điều này loại bỏ khả năng sinh ba và vẫn giữ được tỷ lệ thành công cao.

10. Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI)

ICSI là phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương trứng để làm trứng thụ tinh thành phôi. Phương pháp này được thực hiện trong phòng thí nghiệm và phù hợp với những trường hợp tinh trùng của người đàn ông kém chất lượng hoặc người phụ nữ từng thụ thai nhưng không thành công trước đó. Khi trứng thụ tinh đã sẵn sàng, tinh trùng sẽ đi vào tử cung của người phụ nữ thông qua quá trình thụ tinh ống nghiệm bình thường.

11. Dùng phôi được hiến

Nếu bạn vẫn chưa thành công với thụ tinh ống nghiệm hoặc muốn sử dụng phương pháp ít tốn kém hơn, bạn có thể cân nhắc sử dụng phôi được hiến tặng.

Phôi được hiến là phôi đã được thụ tinh của các cặp vợ chồng đã hoàn thành quá trình thụ tinh. Phương pháp này tốn ít chi phí hơn so với thụ tinh trong ống nghiệm hoặc dùng trứng được hiến. Tuy nhiên, em bé sẽ không phải là con ruột của cả hai vợ chồng.

12. Mang thai hộ

Mang thai hộ được hiểu là một người phụ nữ này mang thai cho một cặp vợ chồng khác trên cơ sở lấy trứng (noãn) của người vợ và tinh trùng của người chồng bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm phát triển thành phôi. Phôi này được cấy trở lại dạ con của người phụ nữ mang thai hộ.

Sau khi sinh, người phụ nữ này phải trao lại con cho cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Về mặt sinh học, mang thai hộ không có sự di truyền giữa người phụ nữ mang thai và đứa trẻ, đứa trẻ sẽ mang gen của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ, là máu mủ, ruột thịt, là huyết thống của cặp vợ chồng nhờ mang thai.

BS.Phạm Hữu Cường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098.535.5555