Tắc vòi trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh phổ biến hiện nay ở chị em phụ nữ nhưng lại rất ít người biết và phát hiện ra bệnh này. Tắc vòi trứng (tắc ống dẫn trứng/tắc buồng tử cung) là yếu tố chiếm từ 25 – 30% trong tất cả các trường hợp vô sinh ở phụ nữ. Vậy nên các gia đình còn hiếm muộn rất nên tìm hiểu về tắc vòi trứn
Tắc vòi trứng là gì?
Vòi trứng hay ống dẫn trứng hoắc vòi tử cung là một phần của hệ sinh dục nữ có kích thước như sợi tóc nối buồng trứng và tử cung. Vòi trứng hoạt động theo cả 2 chiều: mang trứng được giải phóng từ buồng trứng đến tử cung và giúp tinh trùng di chuyển từ tử cung đến gặp trứng.
Quá trình thụ thai xảy ra bên trong vòi trứng hình thành hợp tử. Hợp tử này sẽ phân chia và di chuyển hết vòi trứng vào lòng tử cung để làm tổ. Chính vì thế vòi trứng đóng vai trò quan trọng trong việc mang thai. Vì lý do gì khiến vòi trứng bị tắc chặn đường đi của tinh trùng gặp trứng hay cản trở đường trở lại tử cung của hợp tử cũng làm giảm khả năng mang thai, có thể dẫn đến vô sinh.
Nguyên nhân gây tắc vòi trứng
Có rất nhiều nguyên nhân gây tắc vòi trứng như do phẫu thuật, nhiễm trùng, bị tổn thương… Tắc vòi trứng nếu được phát hiện, điều trị sớm người phụ nữ hoàn toàn có thể mang thai trở lại.
Tắc vòi trứng được phân loại thành nhiều dạng dựa vào nguyên nhân và vị trí tắc như:
– Hydrosalpinx: tắc vòi trứng do chất lỏng, dịch tích tụ (ứ nước vòi trứng)
– Pyosalpinx: tắc vòi trứng do mủ tích tụ (ứ mủ vòi trứng)
– Hematosalpinx: tắc vòi trứng do máu tích tụ (ứ máu vòi trứng)
– Viêm vòi trứng mạn tính: do vòi trứng bị viêm.
Đa số trường hợp bệnh nhân tắc vòi trứng đều do vòi trứng có sẹo và bị tắc. Phụ nữ có tiền sử như dưới đây thường có nguy cơ tắc vòi trứng cao:
– Tiền sử viêm nhiễm trong vùng chậu
– Tiền sử vỡ ruột thừa
– Tiền sử phẫu thuật ô bụng: các phẫu thuật ổ bụng (như viêm ruột thừa, viêm phúc mạc…) có thể khiến dây dính cùng chậu làm tắc nghẽn vòi trứng, đặc biệt là các phẫu thuật liên quan đến vòi trứng.
– Lạc nội mạc tử cung: sự tích tụ các mô nội mạc tử cung trong vòi trứng gây tắc nghẽn hay các mô nội mạc tử ở bên ngoài bộ phận khác cũng có thể gây ra sự kết dính gián tiếp làm tắc nghẽn vòi trứng.
– U xơ tử cung: vòi trứng bị chặn bởi các khối u xơ.
– Phụ nữ từng mang thai ngoài tử cung hoặc bóc tách túi thai
Để hạn chế các nguyên nhân gây tắc vòi trứng trên, bạn có thể phòng tránh tắc vòi trứng bằng cách: quan hệ tình dục an toàn, điều trị kịp thời viêm phúc mạc, viêm ruột thừa…
Dấu hiệu tắc vòi trứng
Hầu như không có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu tắc vòi trừng nào thể hiện ra cơ thể của người phụ nữ, rất khó có thể nhận biết sớm. Nếu không đi khám thì rất nhiều chị em không biết mình bị tắc vòi trứng. Một số chị em có nghi ngờ khi họ cố gắng mang thai nhiều lần những thất bại.
Trong rất ít trường hợp, tắc vòi trứng dẫn đến cảm giác đau thường xuyên ở một bên bụng do chất lỏng lấp đầy vào loa vòi không giải thoát được vào trong ống dẫn trứng.
Ngoài ra, một biểu hiện tắc ống dẫn trứng khác như đau vùng chậu hoặc vùng bụng xảy ra theo chu kỳ, như trong thời kỳ kinh nguyệt, hoặc có thể xảy ra liên tục. Điều này do lạc nội mạc tử cung gây ra co bóp.
Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không?
Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý tự nhiên của chị em phụ nữ hàng tháng. Kinh nguyệt xảy ra khi có sự thay đổi hormone và nội tiết tố nữ khiến niêm mạc tử cung tăng lên rồi bong tróc ra.
Như vậy, sự phát triển của nang trứng ở buồng trứng không bị ảnh hưởng bởi vòi trứng tắc hay không. Quá trình trứng phát triển, rụng trứng vẫn diễn ra bình thường. Do đó, chị em vẫn có kinh nguyệt bình thường nếu bị tắc vòi trứng.
Trong trường hợp tắc vòi trứng, trứng rụng không gặp được tinh trùng thì trứng có thể tự động bị hủy ở nơi tắc nghẽn. Nếu không bị tắc vòi trứng, trứng sẽ tuột vào tử cung rồi theo máu kinh ra ngoài.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Tắc vòi trứng
Các thăm khám lâm sàng chẩn đoán tắc vòi trứng thường bị hạn chế. Vậy khám tắc vòi trứng như thế nào? Dưới đây là những kỹ thuật thường được sử dụng trong quá trình khám chẩn đoán bệnh:
- Chụp buồng tử cung – vòi trứng: chất cản quang sẽ được bơm vào buồng tử cung và vòi trứng. Sau đó bệnh nhân sẽ được chụp X-quang. Phim chụp sẽ cho thấy sự tắc nghẽn ở vòi trứng nếu có. Biện pháp này thường thực hiện ở nửa đầu chu kì kinh nguyệt.
- Siêu âm sản khoa: siêu âm là một biện pháp hữu hiệu để chẩn đoán. Trên siêu âm có thể nhìn thấy sự ứ nước vòi trứng- biểu hiện của tắc nghẽn
- Ngoài ra còn có thể nội soi ổ bụng để chẩn đoán
Chữa tắc vòi trứng
Các phương pháp chữa tắc vòi trứng ngày càng hiện đại và giản thiểu đau đớn ở mức tối đa. Căn cứ vào tình trạng bệnh mà bác sĩ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp. 2 phương pháp điều trị tắc vòi trứng được áp dụng phổ biến hiện nay:
Chữa tắc vòi trứng bằng nội khoa
Điều trị nội khoa chỉ định cho phụ nữ bị tắc vòi trứng mức độ nhẹ. Người bệnh sử dụng thuốc để điều trị viêm nhiễm như kháng sinh giúp tiêu viêm, ngăn chặn vi khuẩn có hại.
Lưu ý: sử dụng thuốc đúng theo đơn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bạn cần tuân thủ đúng liều lượng, chỉ dẫn, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Điều trị ngoại khoa chữa tắc vòi trứng
Đối với những trường hợp tắc vòi trứng ở mức độ nặng các thủ thuật thông tắc vòi trứng là hiệu quả nhất. Đây cũng là cách duy nhất có thể phục hồi được chức năng của vòi trứng.
Sử dụng bơm thông tắc vòi trứng: thủ thuật này sử dụng cho những trường hợp tắc vòi trứng nhẹ nhưng không xử lý được bằng thuốc. Tuy nhiên, thủ thuật này chỉ khắc phục tình trạng dính, hẹp vòi trứng tạm thời, không thể điều trị dứt điểm.
Phẫu thuật nội soi vòi trứng: được chỉ định cho bệnh nhân tắc vòi trứng đoạn gần. Bác sĩ sử dụng các dụng cụ y tế loại bỏ những điểm tắc hoặc bị dính trong vòi trứng.
Phẫu thuật cắt và nối vòi trứng
BS. Phạm Hữu Cường